Để sử dụng vòng bi trụ lâu dài thì bạn cần biết rõ quy trình lắp đặt, sử dụng như thế nào. Chúng tôi sẽ cung cấp đến quý khách những thông tin bổ ích để giúp bạn có thể sử dụng vòng bi trụ một cách tốt nhất mà không phải thường xuyên thay mới.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tháo lắp vòng bi trụ đúng cách và cách sử dụng vòng bi này.
Dù bạn có mua đúng vòng bi trụ chính hãng từ thương hiệu nổi tiếng ra sao, nhưng nếu lắp đặt vào máy móc sai quy cách thì nó cũng chẳng thể phát huy được những ưu điểm vốn có. Hơn thế nữa, việc này còn gây ra nhiều vấn đề bất cập trong quá trình hoạt động, sẽ dẫn đến nhanh hư và giảm tuổi thọ sử dụng.
Có thể xem thêm: Kinh nghiệm nhận biết vòng bi bị hư rất dễ dàng
Vòng bi trụ NSK NNF
Để đạt được hiệu quả sử dụng vòng bi trụ tốt nhất, bạn cần tuân thủ theo quy trình lắp đặt vòng bi theo lời khuyên của nhà sản xuất như sau:
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để lắp đặt vòng bi trụ gồm: chìa móc điều chỉnh vặn đai ốc, dụng cụ đóng để làm giảm va đập trong quá trình tháo lắp, cảo vấu tiêu chuẩn và bộ chìa vặn đai ốc măng xông côn.
Chuẩn bị thêm những linh kiện phụ như: phe cho trục gối đỡ, vòng chêm, phớt dầu, măng xông rút, măng xông đẩy, vòng đệm, đai ốc trục, …
Phải đảm bảo rằng những vật dụng này đã được làm sạch để đảm bảo vòng bi trụ không bị bám bẩn sau khi lắp đặt.
Thiết lập những tiêu chuẩn cần làm và các đồ gá lắp cần thiết. Đồng thời kiểm tra gối đỡ và kích thước trục vòng bi:
Những yếu tố ảnh hưởng xấu tới vòng bi bạn cần phải biết.
Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị đủ lượng chất bôi trơn và xem chủng loại có đúng với vòng bị trụ không. Cuối cùng là dùng khăn sạch làm vệ sinh hết bộ phận trong – ngoài của vòng bi để đảm bảo không còn chất bẩn nào khi lắp sẽ có hại đến ổ bi.
Để vòng bi trụ tại nơi khô thoáng, sạch sẽ và đặc biệt là tránh mở vòng bi khi chưa lắp ráp. Nếu vô tình mở vòng bi thì phải kiểm tra lại xem có bất kỳ vấn đề nào khác thường không, sau đó với lắp vào máy móc để sử dụng.
Để lắp được vòng bi trụ này thì bạn có thể tiến hành theo hai cách:
Dùng phương pháp này để ép vào trục. Để làm được một cách dễ dàng bạn có thể dùng dụng cụ gá lắp phù hợp với vành trong. Đồng thời ép chặt vành trong bằng cách dùng máy ép hay dùng kích. Chú ý: nên sử dụng bôi dầu có độ nhớt cao cho trục và các bề mặt tiếp xúc trước khi ép.
Phương pháp này rất thích hợp để ráp các vòng bi có đường kính trong lớn. Bạn có thể thực hiện nhanh chóng với quy trình lắp này mà không cần sử dụng lực quá sức để gắn chặt vành. Có thể làm nóng vành trong vòng bi bằng cách sử dụng thùng gia nhiệt hay gia nhiệt cảm ứng. Chú ý: Không được làm nóng vành vòng bi ở nhiệt độ trên 120℃. Phải giữ vòng bi tại vị trí yêu cầu cho tới khi nguội, nếu không sẽ khiến cho vòng bi có khuynh hướng dịch chuyển dọc trục khi nguội.
Dựa theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất, bạn áp dụng theo từng công đoạn. Mỗi chủng loại vòng bi sẽ có thao tác lắp đặt khác nhau. Chính vì thế, trước khi lắp ráp bất kỳ vòng bi nào thì bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ để tránh sai sót.
Tìm hiểu thêm: Các loại vòng bi trụ phổ biến để hiểu kỹ hơn về chúng.
Sau khi thực hiện xong các bước trên đây, bạn nên tiến hành chạy thử máy móc 2 – 3 lần. Dùng bút ghi chép lại những thông số kỹ thuật của mỗi lần để đưa ra đánh giá chung xem vòng bi trụ có hoạt động ổn định và hiệu quả như mong đợi hay không. Nếu mọi thứ đều hoàn hảo, đúng trình tự thì mới đưa vào vận hành thực tế.
Ngoài việc thực hiện đúng quy trình lắp đặt, bạn nên thực hiện theo đúng nguyên tắc mà nhà sản xuất đã khuyến khích. Trong quá trình vận hành, đừng “cố” để máy móc hoạt động quá tải. Cùng với đó là thường xuyên vệ sinh, bảo trì đúng thời hạn, … Áp dụng được những nguyên tắc này sẽ giúp cho việc sử dụng vòng bi trụ hiệu quả và ổn định lâu dài.
Nhớ đừng quên theo dõi các bài viết bổ ích về vòng bi mà tôi cung cấp mỗi ngày. Chúc bạn sức khỏe!
Nếu bạn có nhu cầu mua hay thắc mắc về vòng bi xin liên hệ trực tiếp với Sài Gòn CMT để được hỗ trợ và tư vấn.