Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại vòng bi đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau như: NTN, SKF, Koyo, FAG, NSK, TIMKEN, INA, KG, IKO, … . Nhìn chung các hãng này đều sản xuất các chủng loại vòng bi tương tự nhưng với chất lượng khác biệt. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ về các thương hiệu vòng bi thông dụng này nhé!
Vòng bi tang trống tự lựa có nhiều ưu điểm nổi bật như tuổi thọ sử dụng, độ bền bỉ và có độ tin cậy cao. Nó được sử dụng nhiều trong các môi trường làm việc khắc nghiệt như:lò nung của máy cán thép, máy nghiền xi măng hay trục công xôn ra lò.
Cấu tạo của vòng bi này bao gồm hai hàng con lăn có hình tang trống đối xứng. Chúng được xếp thẳng hàng nằm trong rãnh lăn biên dạng cầu phía ngoài của vòng bi. Nhờ vậy đã tạo nên luật bù trừ không đồng trục của trụ và gối đỡ. Từ đó giúp vòng bi tang trống tự lựa có thể hoạt động ổn định dù không đồng trục ở mức độ cao.
Xem thêm: Cách sử dụng vòng bi đúng nhằm mang lại hiệu quả cao.
Nó được lắp ráp với sơ mi côn, thường được dùng với ổ đỡ có kết cấu lắp đặt đem lại tính kinh tế cao. Bao gồm: sơ mi côn (rút), sơ mi côn (đẩy), thiết kế tiêu chuẩn. Ngoài ra có loại bổ sung thêm phớt chặn để hoạt động liên tục không cần bảo dưỡng.
Tuy nhiên, nó vẫn có nhược điểm nhỏ là khó lắp ráp, cần thợ chuyên nghiệp nếu không muốn vòng bi bị hỏng ngay sau đó.
Vòng bi cầu trục này thường dùng thép dập để làm vòng bi nhỏ. Bên cạnh đó dùng đồng thau đúc nguyên khối để làm vòng bi cầu chặn lớn. Các vòng bi này được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Khi hoạt động trong mọi điều kiện môi trường đòi hỏi vị trí tốc độ quay cao hơn, đòi hỏi khắt khe hơn về độ chính xác, …
Vòng bi cầu chặn trục có thể tách rời với vòng ngoài. Vòng trong và vòng cách với những con lăn được lắp ráp riêng. Chúng có nhiều kích thước đa dạng, phổ biến nhất trong đời sống là vòng bi cầu chặn trục 1 hướng và 2 hướng, trong đó:
Cấu tạo của nó gồm vòng cách, vòng ngoài, vòng trong và hệ thống con lăn. Tuy nhiên, điểm hạn chế của vòng bi này chỉ chịu được tải trục dọc theo chỉ 1 hướng nhất định. Mà không thể chịu được thêm bất kỳ tải trọng theo hướng kính nào.
Cách bảo dưỡng vòng bi đúng kỹ thuật bạn cần phải biết.
Cấu tạo gồm một vòng trong, 2 vòng ngoài, 2 vòng cách và các phần tử lăn nằm giữa. Vòng ngoài chỉ có rãnh trên một mặt, còn vòng trong có rãnh ở cả hai mặt. Do đó, nó có thể chịu được lực hướng trục theo cả hai hướng.
Nhược điểm: Không thể chịu được lực hướng kính.
Thường được gọi là vòng bi tiếp xúc góc được sử dụng trong những trường hợp chịu tải liên hợp hướng xuyên tâm và hướng trục cùng một lúc. Thỉnh thoảng nó còn được dùng để chịu lực tải thuần hướng trục, khi vận hành ở tốc độ quay cao. Vòng bi cầu đỡ chặn 1 dãy được làm bằng chất liệu thép siêu bền giúp tăng sức chịu tải tùy vào góc độ tiếp xúc góc.
Vòng bi này hoạt động với lực được truyền qua 4 góc là: 15º, 25º, 30º và 40º. Nếu góc tiếp xúc càng lớn thì trọng tải hướng trục sẽ cao hơn. Đối với những nhu cầu sử dụng tốc độ cao thì sẽ ưa chuộng các góc tiếp xúc nhỏ hơn.
Tìm hiểu thêm: Cách tháo lắp vòng bi chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng.
Thông thường, người dùng sẽ ghép 2 vòng bi này chung với nhau với khe hở đã được điều chỉnh phù hợp. Việc này có thể đáp ứng theo yêu cầu chịu tải và độ cứng vững của cụm ổ trục.
Vòng bi này có thiết kế khá đơn giản, nhưng không thể tách rời. Chúng có rất nhiều chủng loại như: nắp che 1 hoặc 2 bên, trần, …
Ưu điểm nổi bật của vòng bi cầu 1 dãy là chạy rất êm, ma sát thấp và hoạt động tốt với tốc độ cao.
Nó có thể truyền tải lực trục và xuyên tâm theo cả hai hướng với tốc độ quay khá cao. Đó chính là nhờ thiết kế rãnh tương đối sâu. Cùng với đó là mức độ liên kết cao giữa những con lăn theo quỹ đạo.
Nhược điểm của nó là chỉ hoạt trọng trong máy móc có độ nghiêng thấp.
Vòng bi này được thiết kế nhằm chịu tải trọng hỗn hợp. Nhà sản xuất đã tính toán tỷ số chuẩn giữa “khả năng chịu tải/tiết diện cắt” lớn sao cho khi sử dụng có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
Vòng bi côn có thể chịu tải cao dù đang hoạt động ở tốc độ cao. Chính vì thế nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hoặc ngành ô tô như: trục cán trong máy cán thép, trục bánh ô tô, hộp giảm tốc, …
Nó được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là cụm vòng trong và vòng ngoài có thể tách rời được. Trong đó, bi đũa và vành trong không tác rời được gọi là “côn” và vành ngoài gọi là “chén”. Độ hở trong được sinh ra trong quá trình lắp ráp, thay thế từ vị trí trục của côn tương ứng với “chén”.
Khi sử dụng, vòng bi này thường được lắp ráp chung với các loại khác. Mục đích là để tăng hiệu quả hoạt động. Những phần riêng lẻ được đặt giá trị khe hở theo yêu cầu khi lắp ráp. Hoặc trong tình trạng dự tải giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
Nếu người dùng không biết cách lắp, bị lệch hoặc lắp với độ “rơ” dọc trục cao. Lúc này vòng bi côn dễ bị hư hỏng nhanh.
Với những thông tin bổ ích này, bạn đã hiểu rõ hơn về các chủng loại vòng bi rồi. Bên cạnh đó, mỗi hiệu vòng bi kể trên đều có ưu và nhược điểm riêng khó kể hết.
Quý khách hãy liên hệ với Sài Gòn CMT để nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn để bạn có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn.